Định nghĩa Máy bay ném bom bổ nhào

Một máy bay ném bom bổ nhào thông thường sẽ thực hiện cú bổ nhào ở một góc từ 45 đến 60 độ hoặc thậm chí lên đến gần 80 độ theo phương thẳng đứng với Junkers Ju 87, và phi công phải thực hiện kéo cao máy bay ngay sau khi tiến hành cắt bom. Điều ngày khiến máy bay và phi công chịu một quá tải lớn. Kỹ thuật ném bom bổ nhào đòi hỏi máy bay phải có kết cấu vững chắc, có khả năng hãm tốc độ bổ nhào của máy bay. Điều này làm cho thiết kế máy bay bổ nhào thường là máy bay hạng nhẹ với khả năng mang bom vào khoảng 1.000 lb (450 kg) dù cho có một số loại máy bay ném bom bổ nhào có tải trọng bom lớn hơn. Máy bay bổ nhào nổi tiếng ngất là chiếc Junkers Ju 87 Stuka, được Không quân Phát xít Đức sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới II cùng với chiếc Aichi D3A "Val", mà đã từng đánh chìm nhiều tàu chiến của phe Đồng minh nhất trong số các máy bay của phe Trục.[1][2][3] Máy bay ném bom nổi tiếng nhất của không quân Đồng minh là Douglas SBD Dauntless, nó đã đánh chìm nhiều tàu chiến của Nhật nhất trong số các máy bay ném bom bổ nhào của Đồng minh.[4] Chiếc SBD Dauntless là nhân tố quan trọng giúp không quân Đồng minh chiến thắng trong Trận Midway, Trận chiến biển San Hô, và tham chiến trong tất cả các trận hải chiến của Hải quân Mỹ, cất cánh từ tàu sân bay.[5][6]

Dây chuyền lắp ráp (công đoạn cuối) máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless vào năm 1943 tại nhà máy của Douglas Aircraft Company, El Segundo, California. Phanh khí động nằm phía sau cánh chính.[7]

Một kỹ thuật tương tự là ném bom kiểu tàu lượn (glide-bombing),[8] thường được áp dụng trên các loại máy bay tải trọng lớn hơn. Các máy bay này không thể kéo cao sau khi ném bom ở một góc bổ nhào lớn. Các máy bay loại này sử dụng nhiều hơn các kỹ thuật ngắm và ném bom phức tạp. Phi hành đoàn sẽ có một thành viên có chuyên môn sử dụng máy ngắm/ném bom. Các phi hành đoàn của máy bay ném bom bổ nhào nhiều động cơ, chẳng hạn như các biến thể của Junkers Ju 88Petlyakov Pe-2, thường xuyên sử dụng kỹ thuật ném bom này. Máy bay nặng nhất có khả năng ném bom bổ nhào được đưa vào thiết kế và phát triển là máy bay ném bom 4 động cơ Heinkel He 177, cũng sử dụng phương pháp ném bom kiểu tàu lượn. Việc thiết kế với khả năng ném bom kiểu bổ nhào/hoặc kiểu tàu lượn đã khiến việc phát triển Heinkel He 177 bị trì hoãn và làm giảm khả năng tổng thể của nó.

Ném bom bổ nhào được áp dụng rộng rãi nhất trước và trong Thế chiến thứ hai; việc sử dụng kỹ thuật ném bom này đã giảm dần trong chiến tranh, do nguy cơ máy bay ném bom dễ bị tổn thương trước máy bay địch xuất hiện ngày một nhiều. Trong thời kỳ hậu chiến, vai trò của máy bay ném bom bổ nhào đã được thay thế bằng sự kết hợp của các loại máy bay ném bom tự động và cải tiến, với vũ khí trang bị có đương lượng nổ lớn hơn, thậm chí cả đầu đạn hạt nhân giúp chúng tăng đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu mà không cần độ chính xác ném bom quá cao, và cuối cùng là sự ra đời của vũ khí dẫn đường chính xác vào những năm 1960. Phần lớn các máy bay ném bom chiến thuật ngày nay vẫn được thiết kế để cho phép máy bay bổ nhào với góc nhỏ để tăng khả năng quan sát mục tiêu của phi công, nhưng máy bay ném bom bổ nhào đã không còn được sử dụng kể từ khi kỷ nguyên máy bay phản lực bắt đầu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Máy bay ném bom bổ nhào http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1940/1... http://www.nationalww2museum.org/us-freedom-pavili... https://books.google.com/books?id=-iYDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=CCcDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=E-IDAAAAMBAJ&pg=... https://www.youtube.com/watch?v=lOz_i_2USkY https://d-nb.info/gnd/4183880-4 https://archive.org/details/shatteredswordun0000pa... https://www.wikidata.org/wiki/Q678321#identifiers https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Dive_b...